Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Ngô Quyền quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025
  18/10/2024     |  Lượt xem 189   

Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tội phạm trên mạng

Ủy ban nhân dân xã Ngô Quyền ban hành Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

            Hiện nay, tình hình tội phạm lợi dụng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân. Các đối tượng lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết về không gian mạng của người dân bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt như chiếm Quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Facebook, zalo...), mạo danh người thân để mượn tiền giải quyết việc gấp; giả danh cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ cơ quan nhà nước, nhân viên ngân hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; kêu gọi đầu tư kinh doanh đa cấp, tiền ảo, thiết lập các trang mạng ngân hàng giả mạo để lấy dữ liệu thông tin khách hàng;  gần đây nhất là thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deep fake (“Deepfake” là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả đối tượng ngoài đời thực với độ chính xác rất cao) làm giả cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản.

          Trong năm 2024 đã xuất hiện nhiều trường hợp đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền bằng nhiều thủ đoạn lừa đảo. Do thủ đoạn của các đối tượng hết sức tinh vi, dùng địa bàn nước ngoài hoặc địa bàn ngoại tỉnh để hoạt động, hoạt động qua nhiều cấp trung gian, nhiều công đoạn, nhiều kịch bản khác nhau nên việc đấu tranh hết sức khó khăn, phức tạp, hiệu quả thấp.

          Để hạn chế thiệt hại tài sản của nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Ngô Quyền ban hành Kế hoạch tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với các nội dung như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính Quyền; nâng cao trách nhiệm, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng, tạo thành các chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân.

          2. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao tinh thần cảnh giác và ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã về các quy định của pháp luật trong phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng; tuyên truyền cho nhân dân biết về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua không gian mạng nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm.

          3. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phòng ngừa tội phạm hoạt động thông qua không gian mạng phải được tiến hành thống nhất, đồng bộ, thực hiện thường xuyên, tần suất phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, tiến hành bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả gắn với công tác đảm bảo an ninh mạng, phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Nội dung tuyên truyền phải liên tục đổi mới, đa dạng hóa, bám sát thực tế, kịp thời truyền tải, thông tin cho người dân về các phương thức, thủ đoạn tội phạm trên không gian mạng; có thể lồng ghép hoặc gắn việc tuyên truyền với các hoạt động đoàn thể khác trên địa bàn.

          4. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban, ngành, địa bàn, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội; đồng thời, thực hiện nghiêm Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình công tác phòng, chống tội phạm trên không gian mạng phục vụ tuyên truyền.

          5. Hạn chế đến mức thấp nhất tiến tới loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện mà các đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội trên không gian mạng.

          II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

          1. Phạm vi, đối tượng

          - Phạm vi: Tuyên truyền trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn xã Ngô Quyền.

          - Đối tượng: cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, học sinh, người lao động và quần chúng Nhân dân trên địa bàn xã Ngô Quyền.

          2. Nội dung tuyên truyền

          - Các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, nhất là: Luật An ninh mạng, Luật Hình sự, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật. Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 13- KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết của Quốc hội, Chiến lược, các chương trình của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên địa bàn, lĩnh vực cùng với thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã.  

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tập trung lan tỏa đậm nét những hình ảnh, hoạt động, thành tích của các lực lượng chức năng và hệ thống chính trị, những cách làm hay, gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Phản ánh khách quan, toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc, sai sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm. 

          - Những phương thức, thủ đoạn, đặc điểm nhận biết và cách phòng tránh đối với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Trong đó, tập trung tuyên truyền về: Thủ đoạn gọi điện giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thủ đoạn lợi dụng lòng tham của các cá nhân thông báo trúng thưởng lớn để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, yêu cầu chuyển tiền; thủ đoạn chiếm Quyền sử dụng tài khoản (mạng xã hội Facebook, Zalo...), lập tài khoản mạo danh người khác, tuyển cộng tác viên làm việc online, thủ đoạn lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi video... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (có cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến kèm theo).

          - Tầm quan trọng của việc bảo vệ các thông tin dữ liệu cá nhân; nâng cao ý thức cảnh giác trong việc cung cấp các thông tin cá nhân cũng như việc xác thực con người trước khi thực hiện việc chuyển tiền bằng hình thức internet banking; hậu quả, tác hại của việc: bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng, để các đối tượng xấu sử dụng tài khoản ngân hàng của mình phục vụ việc chuyển, nhận tiền, làm đầu ra cho tài sản chiếm đoạt được.

          - Phối hợp quản lý dịch vụ viễn thông (đặc biệt sim điện thoại), không để tội phạm lợi dụng hoạt động nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội; chú trọng việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông nhằm quản lý chặt chẽ sim điện thoại.

          - Kết quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn của lực lượng chức năng với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

          Trong đó, trọng tâm tuyên truyền theo khẩu hiệu “4 không, 2 phải”. Gồm:

          - “4 không” là: (1)Không sợ (không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân); (2)Không tham (khi có người lạ gọi điện hoặc gửi tin nhắn thông báo được trúng thưởng hoặc nhận được khoản tiền lớn không rõ nguồn gốc thì không được tin lời các đối tượng); 3)Không kết bạn với người lạ (khi có người lạ mặt trên mạng xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, không rõ mục đích thì không nên kết bạn, nhất là không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có thể lợi dụng); (4)Không làm (khi các cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo).

          - “2 phải” là: (1)Phải thường xuyên cảnh giác (chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội...); (2)Phải tố giác ngay với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ (khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan pháp luật để được hướng dẫn xử lý).

          3. Hình thức tuyên truyền

          - Thống nhất phối hợp, chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, sử dụng tối đa các phương tiện, điều kiện thông tin tuyên truyền hiện có và các hình thức tuyên truyền truyền thống, nghiên cứu, áp dụng các hình thức, phương pháp, phương tiện thông tin tuyên truyền mới, phong phú, đa dạng về hình thức phù hợp với thực tế của đơn vị, địa phương. Chú trọng phát huy vai trò của người có uy tín, điển hình tiên tiến trong công tác tuyên truyền.

          - Tuyên truyền trên không gian mạng: Thường xuyên tổng hợp thông tin, tạo các bài viết, phóng sự ngắn gọn, dễ hiểu... vận dụng các ứng dụng điện tử, các Fanpage, Zalo... nhanh chóng đưa thông tin về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, các phương pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của loại tội phạm đó một cách nhanh nhất đến với các cá nhân tham gia không gian mạng.

          - Tuyên truyền trực tiếp: Tổ chức tuyên truyền lồng ghép nội dung trong các hội nghị, lớp học, trong các buổi sinh hoạt của cơ quan, đơn vị,... nhằm truyền thông tin về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và các biện pháp phòng, chống.

          - Tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng: Đài truyền thanh - của địa phương và lực lượng Công an nhân dân, hệ thống phát thanh cơ sở để đăng tải, phát sóng các tin, bài, phóng sự, video clip…

          - Tuyên truyền bằng các hình thức cổ động: Tổ chức kẻ vẽ khẩu hiệu, băng rôn tạo hình ảnh trực quan sinh động dễ hiểu, dễ nhận biết và dễ ghi nhớ, hướng tới đông đảo các cá nhân ít có điều kiện tiếp nhận thông tin bằng các hình thức khác.

          - Tuyên truyền thông qua các Tổ liên gia tự quản: Riêng với Tổ liên gia tự quản thông qua sinh hoạt, lực lượng Công an xã tuyên truyền trực tiếp và phát tờ rơi đến 100% các Tổ liên gia tự quản; phát huy vai trò của các cá nhân có uy tín để thông báo rộng rãi các nội dung cần truyền tải đến từng hộ gia đình, cá nhân trong các Tổ liên gia tự quản.

          III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

          1. Công an xã

          - Tham mưu xây dựng kế hoạch công tác thông tin tuyên truyền, theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kế hoạch của các cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo UBND xã  theo quy định. 

          - Tham mưu UBND xã huy động sự tham gia vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đối với công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Phát động tuyên truyền mạnh mẽ, có tính lan tỏa rộng lớn đối với cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn xã. 

          - Chủ trì, triển khai các biện pháp công tác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Quyết tâm làm giảm và tiến tới hạn chế thấp nhất số vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. 

          - Chuẩn bị tài liệu tuyên truyền phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và các văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và tổ chức in ấn; cấp phát tờ rơi thông điệp "4 không" , "2 phải"  đến 100% các hộ gia đình, các Khu dân cư, Tổ liên gia tự quản, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trên toàn xã.

          - Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, trưởng thôn, bí thư chi bộ tuyên truyền các nội dung phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

          - Chỉ đạo lực lượng an ninh phối hợp với chi hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; chủ động tiếp nhận thông tin, cảnh báo và hướng dẫn quần chúng nhân dân xử lý tình huống khi các đối tượng liên lạc đến thực hiện hành vi lừa đảo. 

          - Kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

          - Chỉ đạo và xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật các đối tượng lợi dụng không gian mạng, mạng truyền thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

          2. Công chức Văn hóa - Xã hội 

          - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử của xã và hệ thống thông tin cơ sở về phòng, chống tội phạm; đổi mới cách thức tuyên truyền, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 

          - Phối hợp các đơn vị quản lý dịch vụ viễn thông (đặc biệt sim điện thoại), không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội; chú trọng việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông nhằm quản lý chặt chẽ sim điện thoại. Tăng cường thanh tra kiểm tra chuyên ngành, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý các tập thể, cá nhân đăng tin sai sự thật trên không gian mạng. 

          - Chỉ đạo Đài truyền thanh xã dành thời lượng phù hợp tuyên truyền trên trang truyền hình địa phương và truyền thanh để đăng tải các tin, bài; phát thanh và tiếp sóng tuyên truyền phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng năm 2024.

          3. Đài truyền thanh xã 

          - Chủ động triển khai và thực hiện các nội dung tuyên truyền một cách cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Tăng thời lượng tuyên truyền, cập nhật, đăng tải  tin, bài, sản xuất phóng sự tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều hình thức về phòng, chống tội phạm và kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm của các lực lượng chức năng, các biện pháp phòng ngừa, các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả trong công tác đấu tranh trên hệ thống loa phát thanh, bảng tin và các phương tiện thông tin đại chúng khác; Trang thông tin điện tử của xã. 

          - Cung cấp tin, bài tuyên truyền để phát qua loa truyền thanh tại các thôn; tuyên truyền cổ động trực quan: treo băng rôn khẩu hiệu, pano cổ động tại trung tâm xã, thay mới nội dung pano, bảng tuyên truyền phù hợp… 

          - Tuyên truyền lồng ghép thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

          4. Các cơ sở giáo dục

          Các cơ dở giáo dục trên địa bàn xã tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh, cách xử lý tình huống khi các đối tượng liên lạc đến thực hiện hành vi lừa đảo.

          5. Công chức Tài chính - Kế toán 

          Phối hợp với Công an xã lập dự trù kinh phí và trình UBND xã duyệt kinh phí triển khai Kế hoạch này.

          6. Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ

          - Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện ở địa phương mình. Phải xác định công tác tuyên truyền là công tác quan trọng, then chốt trong nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác để phòng, chống tội phạm trên không gian mạng. - trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền đến 100% cán bộ, đảng viên, người lao động và các tầng lớp Nhân dân về nội dung "4 không" "2 phải". 

          - Phải thường xuyên đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, trong đó cần chú ý đến các trường hợp ít được tiếp cận thông tin, các trường hợp nhẹ dạ, người có hoàn cảnh khó khăn, người có trình độ nhận thức chưa cao... để tổ chức tuyên truyền. Chú trọng đến các cá nhân là người có uy tín trong trong cộng đồng dân cư, người đứng đầu tổ chức, người có ảnh hưởng đến nhiều người để tuyên truyền một cách hiệu quả. 

          - Tích cực tuyên truyền các nội dung, thủ đoạn lừa đảo trên hệ thống truyền thanh của thôn.

          - Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc tuyên truyền các nội dung liên quan đến phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

          - Tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị, cuộc họp của địa phương… 

          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Căn cứ Kế hoạch này các ban, ngành liên quan, bí thư chi bộ, trưởng thôn, Ban giám hiệu các trường học xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung trong Kế hoạch này.

          2. Giao Công an xã hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Thường trự Ủy ban nhân dân xã theo quy định./.

 
Thông báo
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 8430